Lời giới thiệu
Dát vàng là một công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, không chỉ quan trọng về kỹ thuật mà còn phụ thuộc nhiều vào công cụ sử dụng. Trong đó, việc chọn lựa cọ quét phù hợp là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được lớp vàng mịn, đều và đẹp mắt. Mỗi loại cọ có đặc tính riêng, từ cọ vệ sinh, cọ quét keo, đến cọ dặm vàng và cọ phủ bảo vệ, tất cả đều đóng vai trò quyết định chất lượng công trình. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn từng loại cọ quét, giúp quá trình dát vàng trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
Dát vàng là một công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, không chỉ quan trọng về kỹ thuật mà còn phụ thuộc nhiều vào công cụ sử dụng. Ảnh internet
Hướng dẫn lựa chọn cọ quét trong quá trình dát vàng
- Cọ vệ sinh: Bước đầu tiên trong quá trình dát vàng đó chính là vệ sinh bề mặt cần dát vàng trước đã. Để vệ sinh được bề mặt nhanh thì nên sử dụng cọ bảng rộng để làm sạch, điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, đảm bảo keo và vàng bám chắt hơn. Nếu số lượng dát vàng nhiều và diện tích lớn thì bạn có thể sử dụng máy xịt để nhanh và chính xác hơn.
- Cọ quét keo: Quét keo là giai đoạn quan trọng trong quá trình dát vàng, vì sản phẩm dát vàng có đẹp hay không phụ thuộc vào những đường nét đi hoa văn. Hãy chọn cọ có đầu nhọn tương ứng với các chi tiết hoa văn. Chọn cọ lông mềm để không làm xước bề mặt, lưu ý là chọn loại cọ xịn để khi quét keo lông cọ không rụng bám trên bề mặt keo.
- Cọ dặm vàng: Tiếp theo là đến bước dặm vàng, sử dụng cọ mềm cho bước dặm vàng. Nên chọn chổi làm từ lông dê hoặc lông thỏ để đạt độ mịn và chính xác. Lưu ý, đối với những sản phẩm có bề mặt lớn thì nên chọn cọ có kích thước lớn, và ngược lại.
- Cọ phủ bảo vệ: hãy lựa chọn cọ có lông mềm để khi quét ta có thể đảm bảo kà quét lớp mỏng vừa đủ và không để lại vết cọ.
Chọn cọ lông mềm để không làm xước bề mặt, lưu ý là chọn loại cọ xịn để khi quét keo lông cọ không rụng bám trên bề mặt keo. Ảnh internet
Kĩ thuật dùng cọ quét keo
- Không nên lấy quá nhiều keo trên cọ rồi tán ra, như vậy keo sẽ nhanh khô hơn và đọng lại ở vị trí ban đầu. Chỉ nên lấy 1 lượng keo vừa đủ tránh dày quá dẫn đến keo lâu khô và bom tróc sau này.
- Tán keo từ trong ra ngoài, tán vừa nhanh tay không làm quá chậm, làm đều tay.
- Không để đọng keo ở những vị trí khe hỡ, vì như vậy dễ làm keo lâu khô và dễ bong tróc hơn sau này.
Cách vệ sinh cọ sau khi sử dụng
- Ngâm chổi với xăng thơm sau khi sử dụng để loại bỏ keo và vàng thừa.
- Treo chổi ở nơi thoáng mát để đảm bảo chổi không bị hỏng và giữ được chất lượng lâu dài.
- Ngoài việc ngâm chổi trong xăng thơm, bạn có thể rửa chổi bằng xà phòng nhẹ, sau đó xả sạch bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn keo và vàng thừa. Để chổi khô tự nhiên ở nơi thoáng gió để đảm bảo độ mềm của lông chổi không bị ảnh hưởng.
Bạn có thể rửa chổi bằng xà phòng nhẹ, sau đó xả sạch bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn keo và vàng thừa. Ảnh internet
Những mục nhỏ này sẽ giúp người đọc có thêm những thông tin hữu ích, từ việc chọn loại chổi phù hợp đến cách bảo quản và sử dụng chổi một cách hiệu quả trong quá trình dát vàng.
Bạn có thể xem thêm:
- 6 cách xử lý lá vàng bám bên ngoài bề mặt sau khi đã dát vàng xong
- Cách phủ bóng bảo vệ dát vàng chuẩn nhất - giữ vàng luôn tươi mới
- Tất tần tật về dát vàng phào chỉ trần nhà bạn nên biết
- 99+ mẫu phào chỉ thạch cao phong cách tân cổ điển