NÊN HAY KHÔNG… TẬN DỤNG HỆ THỐNG KHUNG XƯƠNG TRẦN NỔI VÀ TẤM THẠCH CAO CŨ ...

Địa chỉ: 724B Bình Giã, Phường 10, thành phố Vũng tàu

Email: hoanganthachcao.vt@gmail.com

Hotline: 0907 021 114

NÊN HAY KHÔNG… TẬN DỤNG HỆ THỐNG KHUNG XƯƠNG TRẦN NỔI VÀ TẤM THẠCH CAO CŨ ...

Lời giới thiệu

Vì một lý do nào đó, bạn đang cần sửa chữa lại trần nhà. Tuy nhiên, trần nhà của bạn chỉ mới thi công được vài năm và hiện tại bạn muốn tận dụng lại những vật liệu cũ còn có thể sử dụng, như khung xương và tấm thạch cao, để tiết kiệm chi phí. Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu những vật liệu này có còn đảm bảo chất lượng để tái sử dụng không, hay bạn nên đầu tư thay mới hoàn toàn để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn, phân tích rõ các ưu và nhược điểm, từ đó giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho công trình của mình.

Ưu điểm khi tận dụng hệ thống khung xương và tấm thạch cao cũ

  • Tiết kiệm chi phí: khi khung xương và tấm thạch cao cũ vẫn còn đảm bảo chất lượng, thì tái sử dụng lại giúp bạn tiết kiệm được chi phí tối đa, nếu như công trình có diện tích lớn thì tiết kiệm được 1 khoảng chi phí đáng kể. 
  • Giảm thiểu lượng rác thải xây dựng: việc tái sử dụng khung xương và tấm thạch cao cũ sẽ giúp làm giảm thiểu lượng rác xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Giảm được chi phí khi thi công: những vị trí tấm và khung xương còn sử dụng được thì đỡ mất chi phí tháo dỡ ra, giúp bạn đỡ tốn phí xây dựng thêm.

tiết kiệm chi phí khi tận dụng lại tấm thạch cao

Tận dụng lại tấm và khung xương còn sử dụng giúp tiết kiệm chi phí. Ảnh internet

Nhược điểm và rủi ro khi tái sử dụng vật liệu cũ

  • Giảm chất lượng công trình: việc tái sử dụng khung xương và tấm cũ lâu ngày sau 1 thời gian có thể bị rỉ sét trước, mất độ cứng cáp, khả năng chịu lực của các khung xương kém đi. 
  • Khó khăn trong việc lắp đặt: các màu sắc giữ mới và cũ không đồng đều nhau.

Về khung xương

Những dấu hiệu khung xương có thể tái sử dụng

  • Khung xương còn chắc chắn, không bị biến dạng: nếu khung còn nguyên vẹn, độ cứng cáp của nó vẫn đủ để nâng đỡ tấm thạch cao. Bạn có thể kiểm tra bằng cách tác động lực nhẹ lên các thanh khung xương, nếu kông bị lung lay hay lệch thì khả năng sử dụng lại ok.
  • Không có dấu hiệu rỉ sét hay ăn mòn: Khung còn nguyên vẹn không xuất hiện vết rỉ sét hoặc mảng ăn mòn. Bạn cần kiểm tra các góc cạnh, mối nối - đây là những nơi thường dễ bị rỉ sét nhất. Bạn có thể làm sạch và sơn lớp sơn chống rỉ nếu như khung chỉ bị nhẹ thôi.
  • Không có dấu hiệu tác động bởi môi trường: khi tiếp xúc với nước khung xương dễ bị xuống cấp nhanh chống, cho nênkhung sẽ bị mục, hoen ố  khi vị trí bị tiếp xúc với nước nhiều quá bạn không nên tạn dụng lại.
  • Cấu trúc khung xương không bị hư hại trong quá trình tháo dỡ: khi tháo dỡ trần cũ, nếu khung xương không bị gãy mẻ hay biến dạng bạn có thể xử dụng lại được. Quá trình thực hiện tháo lắp cần phải được cẩn thận tránh hư hại.
  • Độ chắc chắn của các mối nối và liên kết: Các mối nối giữa các thanh xương với nhau hoặc các điểm liên kết với trần phải còn được nguyên vẹn.

Khung xương còn nguyên vẹn các mối nối. Ảnh internet

Những dấu hiệu khung xương cần xây mới

  • Khung bị cong vênh biến dạng nhiều: nếu khung xương bị biến dạng hoặc không còn giữ được hình dạng thẳng đứng thì khả năng chịu lực của chúng cũng kém.
  • Khung bị rỉ sét hoặc ăn mòn nghiêm trọng: với trường hợp như vậy nên thay mới.
  • Khung có dấu hiện bị mục do ẩm ướt hoặc mốc: nếu như bị ẩm mốc lâu ngày dẫn đến mục mát hoặc yếu dần đi, điều này rất nguy hiểm. Với trường hợp này không nên tái sử dụng.
  • Mối nối lỏng lẽo hoặc hư hại: việc tháo ra gắn lại sẽ gây ra hiện tượng bị lờn, mó nối không chặt có thể rất nguy hiểm.
  • Khung quá cũ không còn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành: khung xương cũ không phù hợp với an toàn hiện hành về thi công và trọng tải.

Tấm thạch cao bị ẩm mốc do bị ẩm ướt lâu ngày gây ra, trường hợp này không nên tận dụng lại

Tấm thạch cao bị ẩm mốc do bị ẩm ướt lâu ngày gây ra, trường hợp này không nên tận dụng lại. 

Ảnh internet

Cách kiểm tra thực tế

  • Quan sát bằng mắt thường: đừng nhìn bề ngoài hãy quan sát kiểm tra thật kỹ.
  • Dùng tay kiểm tra độ chắc chắn
  • Kiểm tra mức độ rỉ sét, ăn mòn
  • Đánh giá thời gian sử dụng: nếu như khung xương đã qua nhiều năm sử dụng, trên 10 năm, thì bạn nên thay mới hoàn toàn.

Kiểm tra thật kỹ từng tấm thạch cao nếu như muốn tận dụng lại chúng

Kiểm tra thật kỹ từng tấm thạch cao nếu như muốn tận dụng lại chúng. Ảnh internet

Về tấm thạch cao

  • Bề mặt còn nguyên vẹn không bị nứt vỡ: tấm thạch cao có thể tái sử dụng nếu bề mặt vẫn phẳng, không xuất hiện vết nút hoặc bị vỡ. Nếu vết nứt nhỏ chưa quá sâu, thì bạn có thể dùng keo dán lại. Tuỳ theo trường hợp xử lý.
  • Không bị thấm nước, ố vàng hay bị mốc: đây là dấu hiệu cho thấy tấm thạch cao bị thấm nước trong thời gian dài. Trường hợp này bạn không nên tái xử dụng vì tấm sẽ không đảm bảo chất lượng.
  • Không bị cong vênh: tấm bị cong vênh hoặc biến dạng chứng tỏ tấm bị tác động bởi nhiệt độ cao hoặc ẩm. Tấm bị cong vênh không nên tiếp tục sử dụng sẽ gây ra các vấn đề về thẩm mỹ và chất lượng
  • Góc, cạnh không bị mẻ hoặc vỡ: điều này làm không khớp với các tấm nối tiếp nó
  • Tấm thạch cao không bị mục: nếu tấm thạch cao bị nhẹ hơn so với tấm thông thường cho thấy khả năng bên trong bị mục, làm mất khả năng chịu lực hay bị gãy
  • Lớp giấy ngoài không bị bong tróc hoặc rách: Tấm thạch cao thường có một lớp giấy bọc mặt ngoài để bảo vệ và tạo bề mặt phẳng. Nếu lớp giấy này còn nguyên vẹn, không bị rách hay bong tróc, tấm có thể tái sử dụng. Bạn nên tránh sử dụng những tấm có lớp giấy hỏng quá nhiều, vì sẽ khó đảm bảo độ bền.
  • Tấm không quá cũ trong thời gian sử dụng: Nếu tấm thạch cao đã được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt (độ ẩm cao, nhiệt độ thay đổi thường xuyên) hoặc đã trải qua hơn 10 năm, thì khả năng tái sử dụng sẽ thấp. Tấm thạch cao qua thời gian dài sử dụng sẽ mất đi độ bền, dễ nứt và không còn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tấm thạch cao bị nứt nẻ, kiểm tra thật kỹ trước khi tận dụng lại

Tấm thạch cao bị nứt nẻ, kiểm tra thật kỹ trước khi tận dụng lại. Ảnh internet

Kết luận:

Việc có nên hay không nên tái sử dụng hệ thống khung xương trần nổi và tấm thạch cao cũ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng hiện tại của vật liệu và yêu cầu của công trình. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và vật liệu còn đảm bảo chất lượng, việc tận dụng lại là một giải pháp hợp lý. Tuy nhiên, nếu chất lượng và an toàn là ưu tiên hàng đầu, chắc chắn bạn nên thay thế toàn bộ để đảm bảo tính bền vững và thẩm mỹ lâu dài.

Cuối cùng, hãy đánh giá kỹ tình trạng vật liệu và mục tiêu của công trình để có quyết định sáng suốt. Trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ nào về chất lượng của khung xương hoặc tấm thạch cao cũ, chắc chắn rằng thay mới là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo sự an toàn và bền vững.

Bạn có thể xem thêm: