Hiểu theo cách dân gian:
Dát vàng thì chẳng phải là công nghệ gì mới đối với Việt Nam chúng ta, nó có mặt từ rất lâu đời rồi, thậm chí còn có làng nghề chuyên về lĩnh vực này nữa cơ. Những người thợ thủ công truyền thống đã tìm đến phương pháp dát vàng để tăng giá trị cho đồ dùng. Những đồ dùng thường được dát vàng như: tượng, tượng Phật, các kiến trúc ở đình, chùa, cung điện, lăng tẩm,… Ngày nay thì mọi người còn chọn dát vàng cho các sản phẩm đồ nội thất hay một số kiến trúc trong nhà.
Cách thức để tạo ra lá vàng được hiểu nôm na như thế này: 1 chỉ vàng được dập thành 100 tờ giấy vàng trải ra diện tích hơn 1m2. Sau đó người ta cắt ra thành những ô vuông nhỏ .
Bằng cách sử dụng những lá vàng được cán mỏng, người thợ dát vàng dát nhiều lần vào sản phẩm với các công đoạn hoàn toàn thủ công. Chính vì làm hoàn toàn thủ công, giá trị thẩm mỹ của các sản phẩm dát vàng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và khả năng của người thợ.
Các sản phẩm nội thất thường được dát vàng
Có thể kể đến 1 số nội thất như: bàn ghế sofa, ghế gỗ được để tại phòng khách, khung gương, khung ảnh, bàn làm việc, giường ngủ. Ngoài nội thất, dát vàng còn được ứng dụng về phần kiến trúc: tạo điểm nhấn cho những hoa văn cổ điển trên trần thạch cao, phần chỉ phào, hoa gốc, đầu cột và phủ điêu…
Thần thái mang đến:
Ngày nay nhiều đại gia không ngần ngại chi bạc tỷ đầu tư cho toàn bộ ngôi nhà của mình theo kiến trúc cổ điển mang tính hiện đại để thể hiện đẳng cấp giàu có của mình.
Mong muốn về mặt phong thủy: vì vàng là biểu tượng cho sự giàu sang phú quý, uy quyền và tài lộc, nên dát vàng cho ngôi nhà là hy vọng đón nhiều tài lộc vào nhà, cho gia can ngày càng thịnh vượng và sung túc.